Tờ South China Morning Post coi bóng đá Australia là hình mẫu lý tưởng để Trung Quốc học tập, với mục tiêu là tấm vé tham dự World Cup.
VIDEO: Highlights U22 Việt Nam 2-0 U22 Trung Quốc (Nguồn: VFF)
Kể từ khi đủ điều kiện tham dự FIFA World Cup 2006, Australia từ đó đến nay luôn là "khách quen" của giải đấu lớn nhất thế giới, cùng với đó là rất nhiều thành công và tiêu biểu là chức vô địch Asian Cup 2015. Thành công của bóng đá xứ sở Chuột đang trở thành hình mẫu để nhiều đội bóng khác học tập, trong đó có Trung Quốc.
Mới đây, tờ South China Morning Post vừa đăng tải một bài viết với tiêu đề "Bóng đá Trung Quốc nên học hỏi từ Australia", trong đó, những báo cáo từ PFA về thế hệ Vàng của bóng đá Úc có thể mang đến những gợi ý giúp Trung Quốc chuyển mình, hay gần nhất là mục tiêu tham dự World Cup 2022.
Trong quá khứ, Trung Quốc mới chỉ đúng 1 lần được dự World Cup, đó là kỳ đại hội được tổ chức ở Nhật Bản và Hàn Quốc năm 2002. Mặc dù vậy, đội hình của Trung Quốc năm đó chưa thể coi là thế hệ vàng của bóng đá nước này. Con đường đến World Cup của Trung Quốc khi đó không quá khó khăn bởi hai đội chủ nhà tự động có vé, dẫn đến các trận vòng loại không còn mang quá nhiều tính cạnh tranh.
Với Australia, việc không thể dự World Cup 2022 được coi là một nỗi xấu hổ quốc gia, cũng là bước ngoặt để họ thực hiện một màn chuyển mình ấn tượng. Một quốc gia chỉ khoảng 24,6 triệu người lại có thể xuất hiện ở tất cả các kỳ World Cup từ đó đến nay, và Trung Quốc (với 1,3 tỷ dân) đang rất thèm khát điều đó.
Từ một nghiên cứu mới đây của Professional Footballers Australia (PFA) hợp tác với Đại học Victoria về "Văn hóa khuếch đại tài năng" của bóng đá Úc, tờ South China Morning Post đã tìm ra những điểm mấu chốt giúp bóng đá Úc thành công, những điều mà Trung Quốc chưa thể có được. Cụ thể, 6 yếu tố quan trọng đó là niềm đam mê, gia đình, tâm lý, môi trường, sự rèn luyện và thói quen.
Cụ thể hơn, những điều kể trên tạo nên mối liên hệ sâu sắc giữa các cầu thủ bóng đá với môn thể thao này, từ khi họ còn là những cậu bé. Điều quan trọng không phải đào tạo chuyên nghiệp, mà là quãng thời gian mọi người gắn bó với bóng đá, ở những trận đấu không chính thức từ khi còn nhỏ.
Nghiên cứu trên chỉ ra rằng, các cầu thủ bóng đá của Australia có những trận đấu không chính thức nhiều gấp đôi thời gian được đào tạo chuyên nghiệp, phần lớn đến từ trước lứa tuổi 18. Họ thi đấu với bạn bè, trên đường phố, những sân bóng nghiệp dư và cả trên những bãi biển.
Còn với Trung Quốc, họ tuy sở hữu rất nhiều sân bóng nhưng đa phần đều để trống, hoặc chỉ dùng để đào tạo chuyên nghiệp. Điều này dẫn tới hệ quả những cậu bé không có nhiều cơ hội tiếp xúc với môn thể thao này từ nhỏ, điều đó có thể lý giải việc bóng đá trẻ Trung Quốc chưa bao giờ được đánh giá cao, còn ĐTQG thì ngày càng thụt lùi trong những năm gần đây.
>>> Bóng đá Trung Quốc và câu chuyện dùng tiền mua thành công