Quảng cáo

Đang di chuyển trên đường, xe điện ‘bất thình lình’ bốc cháy ngùn ngụt

Quốc Bình Quốc Bình
Thứ ba, 03/10/2023 15:15 PM (GMT+7)
A A+

Ấn Độ - Một chiếc xe điện đã bất ngờ bốc cháy giữa đường ở thành phố Bengaluru, Ấn Độ vào ngày 1/10, theo tờ Economic Times.

Mới đây, một đoạn video về chiếc ô tô điện đang chìm trong biển lửa ở thành phố Bengaluru (Ấn Độ) đã gây sốt trên mạng xã hội tại đất nước tỷ dân, làm dấy lên mối lo ngại về sự an toàn của xe điện.

Đang di chuyển trên đường, xe điện ‘bất thình lình’ bốc cháy ngùn ngụt 335984

Theo thông tin từ tờ Economic Times (Ấn Độ), chiếc xe đang di chuyển trên đường ở khu dân cư JP Nagar khi vụ việc xảy ra. Chiếc xe bị cháy sau đó được xác định là một chiếc Mahindra E20.

Đây là một mẫu xe điện cỡ nhỏ với kích thước tương tự Hyundai i10, được sản xuất bởi hãng xe Ấn Độ là Mahindra, ra mắt lần đầu năm 2013. Đến năm 2016, mẫu xe này đã ngừng bán tại thị trường nội địa để nhường chỗ cho một phương tiện có kích cỡ lớn hơn là E20 Plus.

screenshot-2023-10-01-123829-sixteen_nine_result

May mắn, vụ cháy không gây ra thiệt hại về người. Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân cháy vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Đáng nói, vụ việc này không phải là lần đầu tiên xe điện bốc cháy tại Ấn Độ. Vào tháng 4 năm nay, một chiếc ô tô điện Tata Nexon EV đã bốc cháy ở thành phố Pune, nằm ở phía tây Ấn Độ. Theo dữ liệu của chính phủ, chiếc xe này mới được đăng ký vào tháng 7 năm 2022.

Hiện trường vụ cháy xe điện tại Ấn Độ (Video: India Today)

Naveen Munjal, giám đốc điều hành của Hero Electric, nhà sản xuất xe hai bánh chạy điện lớn nhất đất nước tính theo doanh số, đã trả lời một cuộc phỏng vấn trước đó rằng những sự cố gần đây về xe máy điện bốc cháy là lời cảnh tỉnh để ngành công nghiệp cùng nhau hành động. .

“Chính phủ có thể thực hiện một số cuộc thanh tra và đưa ra các tiêu chuẩn mạnh mẽ hơn về quản lý nhiệt và thử nghiệm an toàn mà họ thực hiện…” Munjal nói. “Việc tiêu chuẩn hóa pin xe điện cũng đang được đề xuất để thực hiện, tuy nhiên điều này có thể sẽ hạn chế sự phát triển tự do của công nghệ này”.

Xem thêm