Đã rõ lý do pha ném biên thành bàn của cầu thủ U23 Indonesia không được công nhận ở trận gặp U23 Jordan.
Tối muộn ngày 21/4 theo giờ Việt Nam, U23 Indonesia bước vào trận cầu quan trọng gặp U23 Jordan tại lượt trận thứ 3 bảng A VCK U23 châu Á 2024.
Phút thứ 8, Pratama Arhan ném biên với lực rất mạnh vào vòng cấm của U23 Jordan, đáng nói bóng không chạm cầu thủ nào và bay thẳng vào lưới của đội bóng Tây Á.
Tưởng chừng U23 Indonesia đã có bàn mở tỷ số nhưng trọng tài chính không công nhận bàn thắng cho đội bóng trẻ "xứ Vạn đảo".
Sở dĩ, Luật XV Luật Bóng đá ban hành kèm theo Quyết định 982-QĐ/UBTDTT năm 2007 quy định: "Ném biên là hình thức bắt đầu lại trận đấu. Từ quả ném biên trực tiếp vào cầu môn, bàn thắng không được công nhận".
Theo đó, khi thực hiện quả ném biên trực tiếp vào cầu môn thì bàn thắng đó không được công nhận trong thi đấu bóng đá 11 người.
Bên cạnh đó, theo Luật Bóng đá của FIFA, ngoại trừ vị trí thủ môn thì không cầu thủ nào được phép chơi bóng bằng tay. Bóng vào lưới từ quả ném biên trực tiếp sẽ không được công nhận bàn thắng.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi cú ném biên vào lưới đều bị trọng tài từ chối. Bởi luật bóng đá cũng đã dự trù một số trường hợp ngoại lệ.
Cụ thể, bàn thắng sẽ được coi là hợp lệ nếu tiếp xúc ít nhất với 1 cầu thủ khác. Vì thế, nếu quả bóng từ quả ném biên chạm chân 1 cầu thủ hoặc chạm tay thủ môn thì vẫn sẽ được công nhận là bàn thắng.
Soi chiếu với pha ném biên thành bàn của Arhan, dĩ nhiên bàn thắng cũng không được công nhận cho U23 Indonesia.
Dẫu vậy, với tinh thần thi đấu quyết tâm, phối hợp hiệu quả cùng sự cổ vũ của các CĐV Indonesia trên đất Qatar, thầy trò HLV Shin Tae Yong sau đó vẫn giành thắng lợi trước U23 Jordan với cách biệt 4-1.
Kết quả này giúp U23 Indonesia có thêm 3 điểm và chính thức đi tiếp vào tứ kết với ngôi nhì bảng A. Trong khi đó, chủ nhà U23 Qatar thẳng tiến vào vòng knock-out với ngôi nhất bảng (7 điểm).
Cần nói thêm, đây cũng là lần đầu tiên U23 Indonesia góp mặt ở VCK giải U23 châu Á. Bởi vậy, đây có lẽ sẽ là cột mốc lịch sử khó quên với bóng đá "xứ Vạn đảo".
Bảng A | TR | T | H | B | HS | Đ |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 3 | 2 | 1 | 0 | 3 | 7 |
2 | 3 | 2 | 0 | 1 | 2 | 6 |
3 | 3 | 0 | 2 | 1 | -1 | 2 |
4 | 3 | 0 | 1 | 2 | -4 | 1 |
Bảng B | TR | T | H | B | HS | Đ |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 3 | 3 | 0 | 0 | 4 | 9 |
2 | 3 | 2 | 0 | 1 | 2 | 6 |
3 | 3 | 1 | 0 | 2 | -2 | 3 |
4 | 3 | 0 | 0 | 3 | -4 | 0 |
Bảng C | TR | T | H | B | HS | Đ |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 3 | 2 | 0 | 1 | 1 | 6 |
2 | 3 | 2 | 0 | 1 | 6 | 6 |
3 | 3 | 1 | 0 | 2 | -3 | 3 |
4 | 3 | 1 | 0 | 2 | -4 | 3 |
Bảng D | TR | T | H | B | HS | Đ |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 3 | 3 | 0 | 0 | 10 | 9 |
2 | 3 | 2 | 0 | 1 | 1 | 6 |
3 | 3 | 1 | 0 | 2 | -6 | 3 |
4 | 3 | 0 | 0 | 3 | -5 | 0 |