Trong quá khứ có không ít những quốc gia đã bị cấm thi đấu tại World Cup - và Ecuador có thể sẽ trở thành đội tuyển mới nhất vướng vào vòng lao lý.
Như đã đưa tin, Ecuador đã giành được một suất tham dự giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh tại Qatar sau khi đứng thứ 4 trong bảng đấu loại World Cup khu vực Nam Mỹ. Tuy nhiên, một khiếu nại đã được FA Chile đưa ra với Fifa để tố cáo Ecuador vào tháng Tư. Chile tuyên bố cầu thủ Bryon Castillo đã sử dụng giấy khai sinh giả và là một người nhập cư bất hợp pháp. FA của Chile tuyên bố Castillo thực tế sinh ra ở Colombia năm 1995 thay vì Ecuador năm 1998.
Một báo cáo của Daily Mail cũng tuyên bố lời thú nhận về giấy khai sinh giả đã được đưa ra trong một cuộc điều tra chính thức và đã được Liên đoàn bóng đá Ecuador che đậy. Và kết quả là, Ecuador phải đối mặt với việc bị loại khỏi World Cup, bắt đầu vào tháng 11. Dự kiến sẽ có quyết định chính thức về vấn đề này trong thời gian sắp tới. Chile hy vọng họ có thể chiếm vị trí của Ecuador ở Qatar.
Với việc Ecuador khả năng cao sẽ bị loại khỏi World Cup 2022, kính mời các quý độc giả cùng chúng tôi nhìn lại bảy quốc gia khác từng bị cấm tham dự giải đấu danh giá nhất của làng túc cầu.
Các kỳ World Cup 1942 và 1946 đã bị hủy bỏ do Chiến tranh thế giới thứ hai, và giải đấu đã trở lại vào năm 1950. Tuy nhiên, Đức và Nhật Bản không được phép tham gia do những ảnh hưởng của họ trong cuộc xung đột toàn cầu kéo dài 6 năm.
Uruguay là đội vô địch giải đấu khi đánh bại Brazil 2-1 trên sân nhà. Thụy Điển đứng thứ ba và Tây Ban Nha đứng thứ tư.
Nam Phi đưa ra chính sách phân biệt chủng tộc đầu tiên trong thể thao vào năm 1956. Theo South African History Online, các giải đấu đã được phân chia theo chủng tộc và các câu lạc bộ bóng đá thuộc sở hữu của người da đen chính thức không được công nhận là thành viên bình đẳng như các câu lạc bộ thuộc sở hữu của người da trắng.
Và vào năm 1961, trong thời kỳ phân biệt chủng tộc diễn ra mạnh mẽ, Nam Phi đã bị trục xuất khỏi Fifa. Họ Mãi đến năm 1992 Nam Phi mới được quay trở lại giải đấu này. Fifa sau đó đã trao cho Nam Phi quyền đăng cai World Cup 2010 - đó cũng là lần đầu tiên một quốc gia châu Phi đăng cai giải đấu.
Mexico đã bị Fifa cấm thi đấu sau khi xử phạt 4 cầu thủ vượt quá giới hạn độ tuổi ở vòng loại giải trẻ thế giới.
Tây Đức là đội vô địch giải đấu năm đó khi đánh bại Argentina trong trận chung kết. Nước chủ nhà Ý đứng thứ ba, tiếp theo là Anh ở vị trí thứ tư.
Thủ môn của Chile, Roberto Rojas đã giả vờ bị đau khi bị một CĐV ném pháo sáng trong trận đụng độ với Brazil năm 1989. Nhưng chính Rojas đã tự làm mình bị thương bằng cách sử dụng một lưỡi kiếm giấu trong găng tay của mình. Kết quả là Fifa cấm Chile tham dự giải đấu năm 1994 và Rojas bị cấm thi đấu chuyên nghiệp vĩnh viễn.
World Cup năm đó được tổ chức tại Hoa Kỳ và đội lên ngôi vô địch là Brazil khi đánh bại tuyển Ý ở trận chung kết.
Myanmar đã tự ý rút lui khỏi một trận đấu ở vòng loại World Cup 2002 dự kiến diễn ra tại Iran. Sau đó Fifa đã phạt Myanmar 20.000 bảng và cấm đội tuyển này thi đấu trong giải đấu năm 2006 được tổ chức tại Đức.
Ý là đội lên ngôi vô địch khi đánh bại Pháp trên chấm phạt đền trong một trận đấu chứng kiến Zinedine Zidane bị đuổi khỏi sân vì một cú húc đầu vào Marco Materazzi.
Phần lớn, Nga đã bị lên án trên toàn cầu sau những mâu thuẫn với nước láng giềng Ukraine hồi đầu năm nay. Fifa quyết định Nga sẽ bị cấm tham dự Qatar World Cup và loại họ khỏi vòng play-off, nơi mà những chú "gấu" Nga phải đối mặt với Ba Lan.
Ba Lan sau đó đã có chiến thắng 2-0 trước Thụy Điển để giành quyền tham dự giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra vào năm nay.
FIFA vào cuộc vụ Ecuador gian lận, World Cup 2022 biến động lịch sử?
Bằng chứng đã rõ, ĐT Ecuador lần thứ hai đối mặt án cấm dự World Cup