Quảng cáo

World Cup 1990: Ngày hội bóng đá buồn tẻ nhất trong lịch sử

(Thethao247.vn) - World Cup 1990 là giải đấu có ít bàn thắng nhất, với tỷ lệ trung bình chỉ là 2,21 bàn mỗi trận.

 

World Cup 1990,Ngày hội bóng đá,Lịch sử World Cup,Đức vô địch World Cup lần thứ 3,Italia 1990,World Cup,Các kỳ World Cup,Trẻ nhất World Cup,hay nhất World CUp,World Cup đáng nhớ,Kỉ lục World Cup,Thành tích World Cup,Chung kết World Cup

Schillaci, vua phá lưới World Cup 1990 (6 bàn)

 

Đầu thập niên 90, Serie A được coi là giải đấu số 1 thế giới. Các ngôi sao sáng giá nhất đều muốn được thi đấu tại đây. AC Milan thống trị Cúp C1 khi giành hai chức vô địch liên tiếp năm 1989, 1990. Tuy nhiên, kỳ World Cup 1990 được tổ chức trên đất Ý đã diễn ra vô cùng tẻ nhạt.

 

Đây là lần thứ hai người Ý làm chủ nhà World Cup, 56 năm sau chiến thắng năm 1934 trên sân nhà. 10 sân bóng trên khắp nước Ý được cải tạo toàn bộ, hai sân khổng lồ được xây mới ở Turin và Bari.

 

Vòng bảng diễn ra không có nhiều kịch tính, trừ việc một số gương mặt mới chơi hay hơn nhiều người dự đoán. Ireland, do cựu tuyển thủ Anh Jack Charlton dẫn dắt, vào đến tứ kết ngay trong lần đầu góp mặt. Cameroon, cũng vào tới tứ kết, là đội bóng yêu mến nhất của nhiều CĐV trung lập ở Ý năm 1990 và Milla, đã 38 tuổi, vẫn là một ngôi sao đích thực. Lần đầu tiên châu Phi có đại diện của mình ở tứ kết một kỳ World Cup. Họ có thể đã tiến xa hơn nếu không có hai quả phạt đền của Gary Lineker cho tuyển Anh lúc Cameroon đang dẫn trước 2-1 và chỉ còn 10 phút là hết giờ.

 

Paul Gascoigne là tài năng sáng nhất của tuyển Anh tại World Cup 1990 nhưng không thể giúp Tam sư vượt qua Tây Đức ở bán kết.

 

Với ba trụ cột đều là những cầu thủ đang khoác áo Inter Milan, đội trưởng Lothar Matthaus, Jurgen Klinsmann và Andreas Brehme, Tây Đức gần như được chơi trên sân nhà ở San Siro trong 5 trận đầu tiên.

 

World Cup 1990,Ngày hội bóng đá,Lịch sử World Cup,Đức vô địch World Cup lần thứ 3,Italia 1990,World Cup,Các kỳ World Cup,Trẻ nhất World Cup,hay nhất World CUp,World Cup đáng nhớ,Kỉ lục World Cup,Thành tích World Cup,Chung kết World Cup

Đức lần thứ 3 vô địch World Cup

 

Dù là chủ nhà nhưng Ý cũng chỉ vào được tới bán kết. Roberto Baggio ghi một bàn tuyệt đẹp trong trận gặp Tiệp Khắc. Tuy nhiên, người hùng bất ngờ của đội chủ nhà ở giải lần này là Schillaci, người chỉ mới được khoác áo ĐTQG một lần trước vòng chung kết, nhưng đã ghi 6 bàn ở World Cup để đoạt danh hiệu Chiếc giày vàng.

 

Đối thủ của Ý ở bán kết là Argentina, ĐKVĐ với Diego Maradona lừng danh. Một nhân vật nổi bật khác trong đội hình các vũ công xứ Tango là tiền đạo Claudio Caniggia, người ghi bàn thắng tuyệt đẹp ấn định tỷ số trong trận thắng ở vòng hai gặp Brazil.

 

Hà Lan với những siêu sao như Gullit, Van Basten, Rijkaard, Koeman không thắng nổi trận nào tại World Cup 1990. Brazil gục ngã ngay ở vòng 2. Pháp hoặc Đan Mạch thậm chí còn không được góp mặt ở VCK. Ireland ra sân chỉ để không thua, nhưng lại tiến vào tới tứ kết. Đó là những nét phác họa nên một kỳ World Cup chán ngán nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.

 

Có đến 4 trận phải phân cao thấp bằng loạt sút luân lưu 11m - kỷ lục mà chỉ có World Cup 2006 sánh bằng. Còn kỷ lục có đến 8 trận (tức phân nửa số trận ở giai đoạn knock-out) bất phân thắng bại sau 90 phút chính thức thì đến bây giờ vẫn chưa có kỳ World Cup nào sánh bằng.

 

 

Đội hình tiêu biểu tại World Cup 1990:

 

Thủ môn: Sergio Goycochea (Argentina)

 

Hậu vệ:Andreas Brehme (Đức), Guido Buchwald (Đức), Franco Baresi (Italia).

 

Tiền vệ: Diego Maradona (Argentina), Lothar Matthäus (Đức), Dragan Stojkovic (Nam Tư), Roberto Donadoni (Italia).

 

Tiền đạo: Salvatore Schillaci (Italia), Roger Milla (Cameroon), Jürgen Klinsmann (Đức).

 

Tổng kết World Cup 1990

 

Quốc gia đăng cai: Italia

Thời gian: 8 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7

Số đội tham dự vòng loại: 110

Số đội tham dự vòng chung kết: 24

Đội vô địch: Tây Đức

Hạng nhì: Argentina

Hạng ba: Italia

Hạng tư: Anh

Số trận đấu: 52

Số bàn thắng: 115 (2,21 bàn/trận)

Tổng số khán giả: 2.516.215 (48.388 người/trận)

+ Trận có khán giả nhiều nhất: Tây Đức - Nam Tư (Bảng D, ngày 10/6), 74.765 người

+ Trận có khán giả ít nhất: Nam Tư - UAE (bảng D, ngày 19/6), 27.833 người

Tổng số thẻ: 178 (162 thẻ vàng, 16 thẻ đỏ)

Cầu thủ trẻ nhất: Ronald Gonzalez Brenes (Costa Rica, 19 tuổi 307 ngày)

Cầu thủ già nhất: Peter Shilton (Anh, 40 tuổi 292 ngày)

Quả bóng vàng: Salvatore SCHILLACI (Italia)

Chiếc giày vàng: Salvatore SCHILLACI (Italia - 6 bàn)

Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất: Robert PROSINECKI (Croatia)

Giải Fair Play của FIFA: Anh

Tên linh vật: Ciao, được đặt tên theo câu chào theo tiếng Italia. Ciao được xây dựng từ một hình khối cách điệu hình cầu thủ với đầu là trái banh và thân là lá cờ của Italia. Kiểu thiết kế cổ điển đặc trưng chỉ có thể đến từ đất nước hình chiếc ủng.

Trái bóng chính thức: Etrvsco Unico

Author Thethao247.vn /
Theo dõi Thethao247 trên
TIN NÊN ĐỌC
MỚI NHẤT